

- 22/04/2024
- 121
- 0
Trà đạo không chỉ là việc pha trà và uống trà, mà đối với người Nhật đó còn là một phương thức hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính, tìm đến sự bình yên và giác ngộ trong tâm hồn.
1/ Văn hóa trà đạo:
Ở thời Nhật Bản cổ, thưởng trà hay uống trà cũng được xem là một thú vui tương tự như uống rượu vậy. Đến ngày nay, việc thưởng trà đã trở thành một nền văn hoá hơn 400 năm, được nhiều người trên khắp nơi trên thế giới ưa chuộng và biết đến rộng rãi với tên gọi “trà đạo”.
Và quả thật không hề nói quá khi nói rằng trà đạo là một nghệ thuật toàn diện của văn hóa Nhật Bản, bởi ngoài nghi thức độc đáo về cách pha trà và thưởng trà, thì bộ dụng cụ trà hay phòng trà cũng được bày trí cẩn thận theo một quy tắc riêng, nhấn mạnh phong cách thanh tịnh.
Do vậy, một số bộ dụng cụ trà mang giá trị nghệ thuật và tinh thần cao, được xếp vào danh sách di sản quốc gia bởi chúng được làm ra bởi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân bậc thầy và là chứng nhân cho những bước ngoặc lịch sử quan trọng của Nhật bản.




Bộ dụng cụ trà đạo cơ bản
2/Tiêu chuẩn về bột trà Matcha trong trà đạo:







3/Những dụng cụ cần thiết phải chuẩn bị cho một buổi trà đạo:
- Trà Matcha: Tùy vào điều kiện và khẩu vị mà loại trà Matcha được sử dụng có thể khác nhau, tuy nhiên nên sử dụng các loại Matcha chất lượng tốt dành riêng cho các buổi Trà đạo. Matcha cũng nên được lưu trữ trong những lọ đựng phù hợp để không làm giảm chất lượng khi tiếp xúc với không khí.
- Muỗng múc bột trà bằng tre: Giúp định lượng Matcha cho vào chén trà.
- Gậy khuấy trà bằng tre: Dụng cụ để đánh tan Matcha trong nước và tạo bọt đẹp mắt cho chén trà.
- Bát uống trà: một chiếc bát gốm được thiết kế dành riêng để phục vụ trà đạo.
- Ấm Tetsubin: Dùng để đun nước nóng phục vụ pha trà. Nên sử dụng những loại có dung tích vừa phải và vẻ ngoài đẹp mắt vì lý do thẩm mỹ. Nước nóng khi pha trà nên được giữ ở nhiệt độ khoảng 80 độ C, không nên quá sôi.
- Vải lót (Fukusa): một tấm vải lót được trải trước mặt người pha trà để đặt những dụng cụ pha trà lên trên. Tấm vải giúp giữ vệ sinh và dễ dàng dọn dẹp sau khi buổi Trà đạo kết thúc.
- Đồ ngọt tráng miệng (Wagashi): Vị ngọt của bánh kẹo kết hợp với vị đắng của trà sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị. Những loại đồ ngọt thường sử dụng bao gồm bánh mochi, thạch, bánh đậu đỏ hoặc các loại trái cây.
- Bình hoa trang trí: một cành hoa đơn giản theo mùa cũng đủ khiến không gian thưởng trà của bạn thêm điểm nhấn và thanh nhã.
- Khăn giấy (Kaishi): một loại khăn giấy lót bên dưới khi phục vụ đồ ngọt tráng miệng, cũng có thể dùng để lau dọn dụng cụ.
- Lưới lọc trà: một dụng cụ giúp sàng lọc, đánh tơi bột Matcha trong trường hợp bị vón cục sau khi tiếp xúc với không khí.
Bộ dụng cụ trà đạo cơ bản

4/Cách pha trà đúng cách cho một buổi trà đạo:
Cách pha trà đạo Nhật Bản đúng cách và chuẩn hương vị đòi hỏi sự tỉ mỉ và tôn trọng từng bước truyền thống. Từ việc chọn nguồn nước tinh khiết, canh nhiệt độ phù hợp đến việc làm ấm trà cụ đều ảnh hưởng đến vị ngon của trà. Tận hưởng ấm trà thơm ngon là một trải nghiệm tinh tế, kết hợp với nghệ thuật trà đạo, mang đến cảm giác thư thái và thanh tịnh cho tâm hồn.
Bước 1: Làm nóng ấm chén.
Sử dụng nước sôi khoảng 90 độ để tráng qua bát uống Matcha khoảng 10-15 giây, sau đó đổ nước đi. Điều này giúp làm sạch bụi bẩn và ẩm mốc trong ấm chén. Đồng thờ nó tạo điều kiện tốt để giữ hương vị trà thơm ngon lâu hơn.
Bước 2: Đong trà.
Sau khi tráng sạch bát uống trà, người pha trà sẽ đong một lượng trà phù hợp cho vào chén, khoảng 1.5g trà Matcha cho 80ml nước. Người pha trà thường dùng gậy múc bột trà bằng tre chuyên dụng để có thể lấy được lượng trà chính xác nhất.
Đong trà đúng lượng giúp đảm bảo hương vị và màu sắc của trà được pha chính xác. Quá ít trà có thể làm cho trà nhạt và thiếu đậm đà. Quá nhiều trà có thể làm cho trà quá đắng hoặc có hương vị không cân đối.
Những người sành trà có thể điều chỉnh liều lượng để cho ra hương vị trà phù hợp với khẩu vị người uống.
Ngoài ra, trường hợp phát hiện trà Matcha đã bị vón cục do tiếp xúc với không khí, người pha nên thực hiện việc đánh tơi bột trà bằng dụng cụ lưới thép đã đề cập bên trên trước khi sử dụng.
Bước 3: Rót nước vào bát
Theo kinh nghiệm trà đạo, người pha trà nên chọn nước nóng nhưng không quá sôi, nhiệt độ tốt nhất nên vào khoảng 70-80 độ C. Nước quá sôi cũng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của trà.
Nước dùng để pha trà cũng nên chọn từ nguồn nước sạch, tinh khiết. Tốt nhất theo truyền thống là nguồn nước sạch tự nhiên từ dòng suối đầu nguồn, nhưng ta cũng có thể dùng nước đóng chai thương mại miễn là đảm bảo được chất lượng phù hợp.
Cho nước đã đun nóng ở nhiệt độ phù hợp vào bát, với liều lượng phù hợp với lượng trà đã chọn ở bước 2.
Bước 4: Khuấy trà.

Sử dụng gậy khuấy trà bằng tre (Chasen) để đánh tan trà trong bát. Tay trái giữ bát trà, tay phải cầm gậy khuấy trà thực hiện thao tác đưa tay lên xuống đều đặn theo nhịp (không được khuấy tròn), sao cho trà nổi bọt đều mặt.
Khi bọt đã đều mặt trà, dùng gậy khuấy trà xoay một vòng tròn để gom bọt vào giữa cho đẹp mắt.
Bước 5: Thưởng trà
Người pha trà đặt dụng cụ xuống và nâng bát trà lên bằng hai tay (nếu pha cho mình), hoặc dùng hai tay trao bát trà cho người uống. Người uống trà nhận bát trà, thực hiện xoay bát uống trà sao cho hoa văn của bát hướng ra phía ngoài, rồi từ từ đưa lên miệng và uống hết trong một lần.
Sau khi uống xong, người uống hạ chén xuống và trao lại cho người pha trà. Hai người cúi đầu chào nhau để kết thúc nghi thức.

Ngày nay, Trà đạo và nghệ thuật thưởng trà đã trở thành một thú vui tao nhã ngày càng phổ biến không chỉ ở Nhật Bản mà còn lan ra các nước Á Đông như Việt Nam,Trung Quốc. Qua bài viết này, YENTAKA21 hy vọng cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quan về bộ môn nghệ thuật này.

