ten-the
  • 0911 006 335
Tết trung thu
Nguồn gốc ngày Tết trung thu

Tết Trung thu còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng theo Âm lịch là ngày Rằm (15) tháng 8 hằng năm, là một lễ hội truyền thống được kỉ niệm ở văn hóa của Việt Nam. Một văn hoá lâu đời đến hiện tại đã phát triển thành ngày trẻ em của Việt Nam. Vào ngày lễ này, các gia đình thường ăn bánh nướng, bánh dẻo, uống trà hoặc rượu, trẻ em thì đeo mặt nạ, rước đèn lồng. Cúng rằm cũng là một hoạt động trong ngày lễ này.

Hoạt động đón Tết trung thu tại TPHCM
Hoạt động đón Tết trung thu tại TPHCM

Nguồn gốc của Tết Trung Thu ở Việt Nam luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ. Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung Thu hay rằm Trung Thu ở Việt Nam đã tồn tại từ thời xa xưa và được ghi chép trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Văn bia chùa Đọi năm 1121 cũng chứng minh rằng từ thời nhà Lý, Tết Trung thu đã được tổ chức chính thức tại kinh thành Thăng Long với các cuộc đua thuyền, múa rối nước và cuộc rước đèn. Trong thời kỳ Lê – Trịnh, Tết Trung thu được tổ chức tại phủ Chúa với sự hoành tráng, như đã được miêu tả trong “Tang thương ngẫu lục”.

Vào dịp Tết Trung thu, các trẻ con sẽ được nghe về sự tích chú cuội cây đa của Việt Nam. Cùng với đó, các con sẽ nô nức vui đùa, tham gia nhiều hoạt động trăng rằm, vui chơi như rước đèn, múa lân, nhận quà bánh,…Tuy nhiên, dịp Tết Trung thu còn là dịp để gia đình có thể quây quần bên nhau, trao yêu thương, cùng nhau có những phút giây hạnh phúc. Bởi vậy, trong dân gian mới truyền tai nhau về câu “Trung Thu là Tết Đoàn Viên”.

Phong tục ngày Tết trung thu

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa, ca hát và múa lân rất sôi động. Người lớn thi làm cỗ, làm bánh, múa lân, trẻ con thì rước đèn. Nhiều gia đình cũng bày cỗ riêng cho trẻ em. Trong mâm cỗ truyền thống thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở vị trí đẹp nhất, bao quanh bởi các loại bánh và trái cây.

Mâm cỗ ngày Tết Trung thu
Mâm cỗ ngày Tết Trung thu
  • Múa Lân: Con Lân được coi là biểu tượng của điềm lành. Múa lân thường diễn ra vào hai đêm 14 và 15 Âm lịch. Màn múa lân thường bao gồm một người đội đầu lân, một người cầm đuôi và nhảy theo nhịp điệu tiếng trống. Ngoài ra, còn có thanh la, não bạt, đèn màu sắc, cờ ngũ sắc và người cầm côn đi hộ vệ đầu lân.
Múa lân ngày Tết Trung thu
Múa lân ngày Tết Trung thu
  • Hát trống quân: Nam nữ hát đối đáp với nhau, đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, tạo ra âm thanh “thình thùng thình” vui tai.
Hát Trống quân ngày Tết trung thu
Hát Trống quân ngày Tết trung thu
  • Ngắm trăng để tiên đoán về mùa màng và vận mệnh quốc gia: Nếu trăng màu vàng, dự báo năm đó sẽ có một mùa màng bội thu, còn nếu trăng màu xanh hoặc lục, dự đoán năm đó có thể gặp phải thiên tai. Trong khi đó, trăng màu cam trong sáng được xem là dấu hiệu của thịnh vượng và thành công cho đất nước.
Ngắm trăng đêm Tết trung thu
Ngắm trăng đêm Tết trung thu
  • Rước đèn, phá cỗ: Tết Trung Thu là một dịp Tết dành riêng cho trẻ em. Ngay từ đầu tháng, người lớn bắt đầu trang trí Trung Thu bằng những chiếc đèn lồng đa dạng về màu sắc và hình thù. Người ta còn làm những mâm cỗ độc đáo với hoa quả, bánh Trung Thu, bánh kẹo… Vào đêm Trung Thu, trẻ con tụ tập cùng nhau rước đèn. Mỗi đứa cầm trên tay một chiếc đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống… khiến đường phố trở nên thật rực rỡ. Chúng còn ca hát vui vẻ  chơi đùa cùng nhau và lon ton chạy theo đội múa lân đến từng nhà xin bánh kẹo.
Trẻ em tham gia rước đèn đêm Tết trung thu
Trẻ em tham gia rước đèn đêm Tết trung thu
Lồng đèn Trung Thu

Nói đến Tết Trung thu thì không thể bỏ quên những chiếc lồng đèn.

Lồng đèn là một đèn truyền thống thường được làm thủ công từ giấy, lá chuối hoặc vải, có hình dáng và mẫu mã đa dạng. Nó thường được thiết kế với các hình vẽ như rồng, hình ngôi sao, động vật, cây cối hoặc các họa tiết trang trí mang ý nghĩa tượng trưng.

Lồng đèn Tết trung thu
Lồng đèn Tết trung thu

Lồng đèn tết Trung thu bắt nguồn từ một câu chuyện kể về một thần tiên cư ngụ trên mặt trăng, khi một con rồng mắc kẹt trên mặt đất và không thể trở lại mặt trăng. Dân làng đã tìm cách giúp rồng trở về bằng cách nung đèn và treo lên cao để tạo ra ánh sáng, từ đó, lồng đèn trở thành biểu tượng của sự gắn kết gia đình và hi vọng.

Hình ảnh những chiếc lồng đèn Trung thu đầy màu sắc luôn gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ trẻ em. Có đa dạng hình thù từ ngôi sao 5 cánh, cá chép, đèn kéo quân,… mỗi hình ảnh đều khắc sâu trong ký ức thơ ấu của mỗi người.

 

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *